Người mẹ van xin bác sĩ cứu con. Cuối cùng Lu Hong được cứu sống nhưng bị di chứng nặng nề - rối loạn thần kinh chỉ huy tiểu não.
Ở tuổi chập chững biết đi, Lu Hong liên tục bị vấp ngã. Đến nay, tuy đã 41 tuổi anh vẫn chưa thể nói lưu loát, đi đứng cũng không vững.
![]() |
Lu Hong năm nay 41 tuổi. |
Tuổi niên thiếu đến với anh vô cùng tàn nhẫn. Anh thường bị bạn bè chế giễu là "ngu ngốc" và không ai muốn chơi cùng.
Để được nhận học, Lu Hong phải nỗ lực gấp nhiều lần người bình thường. Nhưng sau khi ra trường, hơn 50 bạn học ở lớp được nhận vào các đơn vị công tác, chỉ riêng anh bị từ chối.
Một lãnh đạo đơn vị còn nói trước mặt mẹ của Lu: "Hãy nhìn con trai của bạn, nó có thể làm gì? Tôi nuôi một con chó còn tốt hơn là nuôi nó".
Lời nói của người lãnh đạo như một nhát dao, cứa sâu vào trái tim của Lu Hong.
Hôm đó, ngoài trời nóng như thiêu như đốt nhưng trái tim Lu Hong như bị đóng băng, toàn thân anh lạnh run.
Một thời gian sau, Lu Hong mới lấy lại tinh thần. “Mọi người cứ gọi tôi là đồ ngốc, là đồ phế thải, tôi buồn lắm nhưng tôi vẫn tin tưởng vào bản thân mình. Không ai có thể lựa chọn sự ra đời của mình, nhưng kẻ mạnh có thể lựa chọn cuộc sống của chính mình”, Lu trải lòng.
Do không xin được việc làm, Lu Hong bắt đầu con đường "khởi nghiệp" của riêng mình. Anh học hỏi và làm nhiều nghề khác nhau như: Sửa xe đạp, gõ sắt tây, mở cửa hàng quần áo ven đường …
Năm 2005, cha anh ốm nặng nằm điều trị tại bệnh viện Tô Châu, mẹ anh phải ở cạnh để chăm sóc cho ông. Gánh nặng gia đình bỗng chốc đổ lên vai người con trai vô dụng trong mắt người khác này.
Bà Lu vẫn nhớ, lúc bà cần tiền thuốc men gấp cho chồng, con trai đã nói với bà qua điện thoại: "Mẹ ơi, con có tiền".
Sau đó, Lu Hong từ quê chạy đến bệnh viện và nhét vào tay mẹ một mớ tiền lẻ, bà đã rơm rớm nước mắt. Hóa ra đứa con khiến hai vợ chồng lo lắng suốt những năm qua đang lớn dần lên.
Trước khi chết, bố của Lu Hong nắm lấy tay con trai và nói: “Bố đi rồi, bố không giúp được gì cho con nữa, bố tin con sẽ tự nuôi được bản thân”.
![]() |
Bức ảnh chụp cùng bố mẹ của Lu Hong ngày còn nhỏ. |
Lời thỉnh cầu lúc hấp hối của bố khiến Lu Hong quyết tâm làm việc chăm chỉ và chăm sóc mẹ thật tốt.
Để kiếm nhiều tiền hơn, Lu Hong đã thử mọi cách và chịu đựng mọi thứ. Bất cứ khi nào anh nhìn thấy một nghề nghiệp có tiềm năng phát triển, anh lại cố gắng hết sức để vừa học vừa làm.
Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất bắt nguồn từ một chiếc máy tính cũ có giá 300 tệ (khoảng hơn 1 triệu đồng) do mẹ anh mua cho. Qua Internet, Lu Hong quen một người làm về lĩnh vực camera.
Từ đây, anh quyết định học về sản xuất hình ảnh và video. Anh miệt mài đến mức mất kiểm soát về thời gian, thường xuyên mất ngủ và hay bị vợ than phiền (vợ của Lu Hong hơn anh 5 tuổi và là một người phụ nữ thật thà, tốt bụng). Tuy nhiên, anh luôn tin rằng những điều này là hữu ích.
Một lần, Lu Hong đi dự đám cưới của người em họ. Tại đám cưới, anh đã sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh mà mình học được để làm một bộ album điện tử cho em rồi phát chúng trong đám cưới.
Người quay phim của công ty tổ chức đám cưới đã khá ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ album.
Rõ ràng, trong thời đại mà máy tính chưa được phổ biến đến hàng triệu hộ gia đình, việc một “bậc thầy” máy tính tật nguyền như vậy xuất hiện ở một thị trấn nhỏ đã là một điều kỳ diệu.
Để thử thách tài năng của Lu Hong, người quay phim yêu cầu Lu Hong và ê-kíp đứng sau cùng quay video đám cưới.
Lúc đó Lu Hong không quen với việc biên tập video nhưng sự nghi ngờ của người khác khiến lòng anh như lửa đốt. Hai ngày sau, Lu Hong hoàn thành bài kiểm tra của mình.
Sau cuộc thử thách đó, Lu Hong không nói ai thắng. Nhưng dường như cánh cửa ra thế giới từng bị hàn chặt bây giờ đã phải mở ra một kẽ hở cho Lu Hong.
Từ tay người quay phim, anh đã nhận được phí sản xuất là 200 tệ. Sau đó, bản thân anh đã hợp tác với hơn chục nhiếp ảnh gia và phát triển việc chỉnh sửa video đám cưới, tạo album điện tử… ở một số quận, huyện xung quanh.
![]() |
Ở tuổi 41, Lu Hong đã là một ông chủ giàu có. |
Một ngày tình cờ, một người đàn ông lớn tuổi tìm gặp Lu Hong, ông muốn làm một cuốn album ảnh điện tử cho vợ mình như một món quà cưới.
Thấy cụ già ăn mặc giản dị, chống nạng, run rẩy tìm đến cửa hàng của mình, Lu Hong ngỏ ý muốn cung cấp dịch vụ miễn phí cho cụ. Ông cụ nhiều lần nói mình giàu có nhưng vì Lu Hong quá nhiệt tình và tốt bụng nên ông cụ đã nở nụ cười đồng ý nhận sự giúp đỡ của Lu Hong.
Ít ngày sau, một người đàn ông trung niên lái xe sang đến nhà Lu Hong và bốc hàng đống đồ dùng cần thiết xuống xe, đặt vào nhà Lu Hong.
Thì ra người đàn ông trung niên này chính là con của ông cụ được Lu Hong giúp đỡ ngày hôm trước. Thân phận thật của ông cụ là giáo sư dạy môn nhiếp ảnh ở một trường đại học.
Sau đó, Lu Hong và ông cụ đã trở thành bạn bè của nhau. Với sự giúp đỡ của người bạn lớn tuổi, Lu Hong không chỉ hiểu sâu hơn về nhiếp ảnh mà còn mở một studio ảnh chuyên nghiệp - năm đó Lu Hong 28 tuổi.
Từ đây, cuộc sống của Lu Hong bắt đầu bước sang một trang mới, để lại những cặp mắt coi thường anh ở phía sau.
Công việc kinh doanh của studio ảnh ngày càng tốt hơn, bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, Lu Hong còn mở một shop online chịu trách nhiệm sản xuất album ảnh điện tử.
Năm 2015, Lu Hong từng bước mở rộng xưởng sản xuất đồng thời mở xưởng gia công sản phẩm giấy chuyên sản xuất album ảnh và các sản phẩm ngoại vi.
Không chỉ đơn hàng nhiều vô kể, sản phẩm của Lu Hong còn được tiêu thụ trong và ngoài nước, doanh thu vượt mức 10 triệu tệ (khoảng 35 tỷ đồng).
Bây giờ ở tuổi 41, Lu Hong đã là một ông chủ giàu có. Xưởng sản xuất của Lu Hong không chỉ giúp nhiều nhân viên nuôi sống cả gia đình mà còn giúp hơn 50 người tàn tật thoát nghèo.
Bị hấp dẫn bởi các bí quyết gia truyền của người Ê Đê, nhóm chị Yến đã thành lập xưởng sản xuất trà thảo mộc. Doanh thu có được, họ dùng để đầu tư lại cho cộng đồng.
" alt=""/>'Chàng ngốc' từng bị xa lánh, giờ là đại gia nhiều người kính nểNguyên nhân là Sở Giáo dục và Đào tạo thay đổi quy định tính giải. Thay vì lấy giải nhất, nhì, ba từ trên xuống theo một tỷ lệ nhất định thì năm nay, học sinh phải đạt 18-20 điểm mới được tính giải nhất, 15-18 điểm đạt giải nhì, 10-15 điểm với giải ba.
"Với đề thi khó, rất hiếm học sinh đạt mức điểm trên 18 điểm. Năm nay, trường không có giải nhất môn nào", nữ hiệu trưởng nói.
Nếu bạn chỉ muốn học những gì có thể kiếm ra tiền được thì hãy đến trường nghề. Còn mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo ra những con người có kiến thức bao quát về khoa học và xã hội. Với tiêu chuẩn như vậy việc dạy đạo hàm và tích phân rõ ràng là không sai. Có chăng là người ra đề thi quá khó đến mức không cần thiết.
Một số ý kiến làm cho tôi có cảm giác mọi người nghĩ rằng đạo hàm và tích phân là cái gì đó cao siêu lắm. Thậm chí, có người còn cho rằng chỉ có "giáo sư biết tuốt" mới cần học đạo hàm và tích phân. Theo quan điểm của tôi, đây là những kiến thức Toán học rất cơ bản.
Có thể bạn không sử dụng đến chúng trong đời sống hàng ngày, nhưng những ai từng đọc các báo cáo khoa học sẽ thấy, nếu không biết đạo hàm và tích phân thì không thể đọc được, càng không thể nghiên cứu khoa học. Có thể nói, đối với người làm khoa học, đạo hàm và tích phân giống như cái búa, cái đinh của người thợ mộc vậy.
Điều làm tôi buồn là đến cả những người có trình độ Đại học, trên Đại học cũng có suy nghĩ "không biết sử dụng đạo hàm, tích phân vào việc gì?". Bản thân tôi cũng chỉ là một cử nhân, chưa từng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vì công việc, tôi vẫn ít nhiều tiếp xúc với các nghiên cứu và giới học thuật. Điều khác biệt giữa tôi và rất nhiều người Việt khác, đó là tôi làm việc với các công ty nước ngoài, tiếp cận với công nghệ nước ngoài, giới tinh hoa học thuật mà tôi tiếp cận cũng là người nước ngoài.
>> 'Học đạo hàm, tích phân không để đi chùi bugi'
Dường như, rào cản ngôn ngữ đã đưa đến cho tôi cái nhìn khác so với nhiều người cùng có trình độ Đại học. Đối với tôi đây là dấu hiệu cho thấy rất nhiều người Việt đang quay lưng lại với khoa học. Nhiều người trong giới học thuật chưa có vị trí xã hội tương xứng. Đó là một sai lầm mang tính hệ thống của giáo dục trong một thời gian dài.
Xã hội ta vẫn luôn tập trung vào các yếu kém của các bậc học tiền Đại học. Tuy nhiên theo tôi, chính bậc Đại học và sau Đại học mới là những mảng chưa tốt. Có gì ngạc nhiên đâu khi mà một tiến sĩ nọ làm luận án về cầu lông? Nó cho tôi thấy những điều mình quan sát khi còn học Đại học vẫn còn đúng: nhà trường chỉ đặt nặng về thành tích, không hề quan tâm đến chất lượng giảng dạy; giảng viên cố "chạy sô" thật nhiều trường để kiếm thêm thu nhập; việc giảng dạy thì qua loa cho có; thậm chí tình trạng mua bằng.
Trường đại học lẽ ra phải là nơi phục vụ nghiên cứu khoa học là chính, giảng dạy chỉ là phụ. Vậy mà hãy nhìn xem, hàng năm Việt Nam đăng được bao nhiêu bài trên tạp chí khoa học quốc tế? Rồi hàng năm các có bao nhiêu nghiên cứu nào giúp ích được cho xã hội? Hay là chỉ lấy bằng Tiến sĩ để ra ngoài xin việc được dễ dàng hơn?
Vậy mà còn có người còn cổ súy bỏ đạo hàm và tích phân khỏi chương trình giảng dạy phổ thông. Nếu vậy thì nền tảng khoa học trong giáo dục sẽ ra sao?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Học đạo hàm, tích phân dù không sử dụng ngoài đời'